Sinh viên, Sức khỏe giới tính, tình dục

Pap smear – Phết cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là phần mở của tử cung, nơi nối giao giữa ống âm đạo và tử cung. Pap smear, phết cổ tử cung còn được gọi là xét nghiệm Pap, là cách tầm soát ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm kiểm tra sự hiện diện của các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư trên cổ tử cung của bạn nữ.

Xét nghiệm Pap, phết cổ tử cung là gì?

Xét nghiệm được đặt tên theo tên Tiến sĩ George Nicholas Papanicolaou, người đã phát triển phết tế bào cổ tử cung. Xét nghiệm kiểm tra các tế bào bất thường trong cổ tử cung bị ung thư hoặc có khả năng trở thành ung thư. Trong quá trình xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy tế bào từ cổ tử cung của bạn để kiểm tra các dấu hiệu của ung thư dưới kính hiển vi. Các tế bào từ cổ tử cung sẽ được lấy nhẹ nhàng, hơi khó chịu một tí nhưng sẽ không gây đau lâu dài.

Cụ thể diễn ra như thế nào?

Trong khi làm xét nghiệm Pap, bạn sẽ nằm ngửa trên bàn khám, hai chân dang rộng và đặt chân vào các giá đỡ. Bác sĩ đặt một kẹp mỏ vịt bằng kim loại hoặc nhựa vào âm đạo. Sau đó, một dụng cụ lấy mẫu nhỏ – thìa hoặc bàn chải chuyên dụng được dùng để nhẹ nhàng thu thập các tế bào từ cổ tử cung của bạn. Các tế bào được gửi đến phòng thí nghiệm để được kiểm tra. Xét nghiệm Pap, phết cổ tử cung chỉ mất vài phút.

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung có thể phát hiện điều gì?

Phết tế bào cổ tử cung như một phần của khám phụ khoa, có thể phát hiện

Sự khác biệt giữa khám phụ khoa (sàn chậu) và xét nghiệm Pap, phết cổ tử cung là gì?

Trong khi khám phụ khoa, bạn sẽ được kiểm tra và cảm nhận (sờ nắn) tử cung, buồng trứng và các bộ phận khác của hệ thống sinh sản nữ. Điều này giúp xác định các bệnh nhiễm trùng, các vấn đề cũng như ung thư nếu có thể phát hiện trong hệ sinh sản. Chuyên viên y tế có thể thực hiện các xét nghiệm STI trong khi khám phụ khoa. Tuy nhiên khám phụ khoa không phải lúc nào cũng bao gồm xét nghiệm Pap, phết tế bào cổ tử cung, chuyên về phát hiện bất thường tế bào để tầm soát ung thư cổ tử cung.

Sự khác biệt giữa xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV là gì?

Các xét nghiệm HPV để kiểm tra vi rút HPV. HPV là một bệnh STI phổ biến. Có nhiều loại HPV khác nhau nhưng không phải tất cả đều gây ung thư.

Khi kiểm tra, xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap có thể được thực hiện cùng một lúc, sử dụng các bước tương tự (cạo nhẹ cổ tử cung để lấy mẫu tế bào). Khi gửi những mẫu này đến phòng thí nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định nên kiểm tra tế bào tiền ung thư hoặc tế bào ung thư – Pap smear, hay HPV hoặc cả hai.  

Những ai nên làm phết cổ tử cung, Pap smear?

Bạn nữ nên làm phết cổ tử cung khi bắt đầu bước sang tuổi 21 với tần suất tùy thuộc vào tuổi cụ thể của bạn

Bạn từ 21–29 tuổi

Bạn nên bắt đầu làm xét nghiệm Pap ở tuổi 21. Khi kết quả xét nghiệm Pap là bình thường, bạn sẽ được khuyên làm làm 3 năm 1 lần.

Bạn từ 30 – 65 tuổi

Thực hiện xét nghiệm Pap hay xét nghiệm HPV sẽ được bác sĩ tư vấn kĩ càng cho bạn

Nếu bạn trên 65 tuổi, bạn có thể không cần xét nghiệm HPV hay Pap nữa.

Các xét nghiệm có thể thực hiện thường xuyên hơn nếu trước đó bạn có vấn đề với cổ tử cung, hay có hệ miễn dịch kém.

Xét nghiệm Pap, phết cổ tử cung cần chuẩn bị gì không?

Bạn có thể yêu cầu làm phết cổ tử cung khi khám phụ khoa, sức khỏe sinh sản. Nếu bạn có kinh nguyệt vào ngày làm xét nghiệm Pap, bác sĩ có thể sẽ dời lịch vì kết quả có thể không chính xác. Ngoài ra có một số điều bạn cần chuẩn bị để thực hiện xét nghiệm tốt nhất

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung sẽ diễn ra suôn sẻ hơn khi cơ thể bạn được thư giãn, điều quan trọng là bạn cần bình tĩnh và điều hòa nhịp thở trong quá trình làm.

Lời kết

Xét nghiệm Pap, phết cổ tử cung là một công cụ quan trọng để phát hiện các tế bào bất thường trong cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Việc phát hiện sớm những bất thường này có thể tăng cơ hội điều trị thành công.

Bạn nữ tìm hiểu thêm về hệ sinh sản của mình để yêu thương cơ thể mình nhiều hơn nhé.

Hiểu bản thân, yêu chính mình, tôn trọng đối phương và quan hệ lành mạnh

Đoan Thùy

Nguồn thông tin

1/ Pap Smear Test | How Much Does a Pap Smear Cost? (plannedparenthood.org)

2/ Pap Smear (Pap Test): What To Expect, Results & How Often (clevelandclinic.org)

3/ Pap Smear (Pap Test): Reasons, Procedure & Results (healthline.com)

Nguồn ảnh: Thiết kế Canva + Ảnh nguồn trên Planned Parenthood và Verywellmind